Trong chương Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, bài ôn tập số 2 này gồm 41 câu, được chọn lựa theo tiêu chí xác định (không phải lấy từ trên xuống).
Lưu ý: Trong 600 câu hỏi dùng cho sát hạch, cấp giáy phép lái xe cơ giới đường bộ, chương Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ có 166 câu, từ câu 1 đến câu 166, trong đó có 45 câu điểm liệt.
Câu 2. “Làn đường” là gì?
1 – Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy.
2 – Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
3 – Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe ô tô chạy an toàn.
Câu 4. Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?
1 – Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
2 – Là bộ phận đường để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.
3 – Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
Câu 6. Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây
1 – Là người điều khiển xe cơ giới.
2 – Là người điều khiển xe thô sơ.
3 – Là người điều khiển xe có súc vật kéo.
Câu 8. Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?
1 – Gồm ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng
2 – Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Câu 10. “ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1 – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2 – Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
3 – Cả ý 1 và 2.
Câu 12. “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?
1 – Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
2 – Người điều khiển xe máy chuyên dùng thao gia giao thông đường bộ.
3 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 14. Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?
1 – Là trạng thái đừng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2 – Là trạng thai đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc.
3 – Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.
Câu 32. Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?
1 – Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.
2 – Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.
3 – Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn chiếu pha gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.
4 – Đèn chiếu gần (đèn cốt).
Câu 34. Trong trường hợp đặc biết, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn khác thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?
1 – Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp.
2 – Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
3 – Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.
Câu 38. Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
1 – Không được phép.
2 – Được vượt khi đang trên cầu.
3 – Được phép vượt khi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông.
4 – Được vượt khi đảm bảo an toàn.
Câu 44. Khi xe đã kéo 1 xe hoặc xe đã kéo 1 rơ moóc, bạn có được phép kéo thêm xe (kể cả xe thô sơ) hoặc rơ moóc thứ hai hay không?
1 – Chỉ được thực hiện trên đường quốc lộ có hai làn xe một chiều.
2 – Chỉ được thực hiện trên đường cao tốc.
3 – Không được thực hiện ban ngày.
4 – Không được phép.
Câu 60. Người có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 không được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
1 – Xe mô tô có dung tích xi-lanh 125 cm3.
2 – Xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên.
3 – Xe mô tô có dung tích xi-lanh 100 cm3.
Câu 72. Biển báo hiệu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ dược chữ số, chữ viết màu đen là loại biển gì dưới đây?
1 – Biển báo nguy hiểm.
2 – Biển báo cấm.
3 – Biển báo hiệu lệnh.
4 – Biển báo chỉ dẫn.
Câu 76. Khi tập lái xe ô tô, người tập lái xe phải thực hiện các điều kiện gì dưới đây?
1 – Phải thực hành lái xe trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2 – Phải mang theo phù hiện “học viên tập lái xe”.
3 – Phải mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, giấy phép vận chuyển (nếu các loại xe đó cần phải có).
4 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 78. Xe ô tô tập lái phải đảm bảo các điều kiện gì dưới đây?
1 – Gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả nhanh, được bố trí trên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe.
2 – Xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.
3 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 80. Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?
1 – Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo của hạng xe đang điều khiển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.
2 – Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó; lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy chứng nhận k.iểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới sau khi cải tạo; giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có)
3 – Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiện dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có), các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng.
Câu 86. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?
1 – Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào hoặc giữa 2 làn đường nếu không có xe phía trước; khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải quan sát xe phía trước để đảm bảo an toàn.
2 – Phải cho xe đi trong làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
3 – Phải cho xe đi trong một làn đường, khi cần thiết phải chuyển hướng làn đường, người lái xe phải quan sát xe phía trước để bảo đảm an toàn.
Câu 88. Bạn đang lái xe trong khu vực đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau và cần vượt một xe khác, bạn cần báo hiệu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
1 – Phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi.
2 – Chỉ được báo hiệu bằng còi.
3 – Phải báo hiệu bằng cả còi và đèn.
4 – Chỉ được báo hiệu bằng đèn.
Câu 90. Trong khu dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quay đầu xe?
1 – Ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
2 – Ở nơi có đường rộng để cho các loại xe chạy một chiều.
3 – Ở bất kỳ nơi nào.
Câu 92. Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
1 – Quan sát gương, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng.
2 – Quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng.
3 – Quan sát gương, tăng tốc độ, ra tín hiệu và chuyển hướng.
Câu 96. Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang lên dốc, bạn cần làm gì?
1 – Tiếp tục đi và xe lên dốc phải nhường đường cho mình.
2 – Nhường đường cho xe lên dốc.
3 – Chỉ nhường đường khi xe lên dốc nháy đèn.
Câu 98. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1 – Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
2 – Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
3 – Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
Câu 100. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bất sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
1 – 5 mét.
2 – 3 mét.
3 – 4 mét.
Câu 102. Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
1 – Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ xe ở nơi đường hẹp phải sử dụng còi báo hiệu để người lái xe khác biết.
2 – Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
3 – Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp phải đặt các chướng ngại vật trên đường để yêu cầu người lái xe khác giảm tốc độ để bảo đảm an toàn.
Câu 104. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện những quy định nào dưới đây?
1 – Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
2 – Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
3 – Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
Câu 106. Việc nối giữa xe kéo với xe được kéo trong trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì phải dùng cách nào?
1 – Dùng dây cáp có độ dài 10 mét.
2 – Dùng dây cáp có độ dài 5 mét.
3 – Dùng thanh nối cứng.
Câu 108. Xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1 – Được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự động chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo phải nối bằng thanh nối cứng.
2 – Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự động chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người ngồi trên xe để kịp thời phát hiện các trường hợp mất an toàn.
3 – Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và hệ thống phanh bị hỏng, xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.
Câu 110. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong trường hợp nào?
1 – Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi.
2 – Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
3 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 116. Khi điều khiển xe cơ giới người lái xe phải bật đèn tín hiệu rẽ nào trong các trường hợp nào sau đây?
1 – Khi cho xe chạy thắng.
2 – Trước khi thay đổi làn đường.
3 – Sau khi thay đổi làn đường.
Câu 120. Người lái xe mô tô xử lý như thế nòa khi cho xe mô tô phía sau vượt?
1 – Nếu đủ điều khiện an toàn, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trỏ ngại đối với xe xin vượt.
2 – Lái xe vào lề đường bên trái và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
3 – Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua.
Câu 122. Trong các trường hợp dưới đây, để đảo bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô cần thực hiện như thế nào?
1 – Phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách, mặc quần áo gọn gang; không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).
2 – Phải đội mũ bảo hiểm khi trời mưa gió hoặc trời quá nắng; có thể sử dụng ô, điện thoại di động thiết bị âm thanh nhưng đảm bảo an toàn.
3 – Phải đội mũ bảo hiểm khi cảm thấy mất an toàn giao thông hoặc khi chuẩn bị di chuyển quãng đường xa.
Câu 140. Khi điêu khiển xe chạy với tốc độ 60km/h người lái xe phải chủ động điều khiển xe như thế nào để đảo bảo an toàn giao thông?
1 – Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình.
2 – Đảm bảo khoảng cách an toàn theo mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế.
3 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 142. Người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy trong các trường hợp nào dưới đây?
1 – Khi vượt xe khác.
2 – Khi vượt xe khác tại đoạn đường được phép vượt.
3 – Khi xe sau xin vượt và đảm bảo an toàn.
4 – Khi xe sau có tín hiệu vượt bên phải.
Câu 144. Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe” tại các địa điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt khi có báo hiệu dừng nào dưới đây?
1 – Hiệu lệnh của nhân viên gác chắn.
2 – Đèn đỏ sáng cháy, cờ đỏ, biển đỏ.
3 – Còi, chuông kêu, chắn đã đóng.
4 – Tất cả các ý trên.
Câu 146. Tác dụng của mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là gì?
1 – Để làm đẹp.
2 – Để tránh mưa nắng.
3 – Để giảm thiểu chấn thương vùng đầu.
4 – Để các loại phương tiện khác dễ quan sát.
Câu 148. Người lái xe phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho các xe nào nêu dưới đây?
1 – Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê sau khi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định của phép luật.
2 – Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cơ, đèn theo quy định của pháp luật.
3 – Xe ô tô, xe máy, đoàn xe đang diễu hành có tổ chức có báo hiệu xin vượt bằng còi và đèn.
Câu 154. Người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp nào dưới đây?
1 – Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.
2 – Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
3 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 156. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải thực hiện các quy định như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1 – Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
2 – Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe chỉ vào ban ngày.
3 – Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe chỉ vào ban đêm.
Câu 158. Tại nơi đường giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu màu vàng, người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1 – Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thi được đi tiếp.
2 – Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua đừờng.
3 – Nhanh chóng tăng tốc độ, vượt qua nút giao và chú ý đảm bảo an toàn.
4 – Cả ý 1 và ý 2.
Câu 164. Trên đường bộ, người lái xe ô tô có được phép dừng xe, đỗ xe song song với một xe khác đang dừng, đỗ hay không?
1 – Được phép.
2 – Không được phép.
3 – Chỉ được phép dừng, đỗ khi đường vắng.
Câu 166. Khi gặp xe buýt đang đừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải xử lý như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1 – Tăng tốc độ nhanh chóng vượt qua bên đỗ.
2 – Giảm tốc độ đến mức an toàn có thể và quan sát người qua đường và từ từ vượt qua xe buýt.
3 – Yêu cầu phải dừng lại phía sau xe buýt chờ xe rời bến mới đi tiếp được.
Bài viết cùng chuyên mục, chủ đề